Posted by : Neo Stardust March 4, 2016

  Xin chào các bạn độc giả :3 là duelist bây giờ chắc không ai không biết một archetype warrior hệ light được konami ra mắt trong Duelist Alliance (DUEA). Với khả năng spam có thể nói là điên cuồng cùng với những effect chỉ cần summon là có thể activate cho dù đó là special summon, normal summon hay flip summon. Điều này đã khiến cho archetype này từng leo lên vị trí meta. Tính đến thời điểm hiện tại, tất cả các monster của archetype này đều nằm ở level/rank 4, chỉ trừ Stellarknight Constellar Diamond.

  Những quái thú Satelarknight đều đuợc đặt tên từ những ngôi sao sáng nhất bầu trời đêm. Trong khi đó, những quái thú Stellarknight lại được đặt tên theo những nhóm sao do các ngôi sao tạo thành. Khá thú vị đúng không? Và như các bạn có thể thấy, background của các quái thú đều là những ngôi sao gắn liền với tên chúng. Mình sẽ đề cập chúng ngay sau đây.

   Stellarknight Delteros - Tam giác mùa hè
   Tam giác mùa hè là 1 nhóm sao tạo thành bởi 3 ngôi sao Altair (Ngưu Lang), Vega (Chức Nữ) và Deneb (Thiên Tân) ở tương ứng 3 góc của tam giác. Như các bạn thấy, các tên bên trên đều là tên của quái thú Tellarknight. Cả 3 ngôi sao nêu trên đều là những ngôi sao sáng nhất của bầu trời đêm.

     


    
    Stellarknight Constella Diamond - Lục giác mùa đông
  
   Monster thú vị này được bắt nguồn từ nhóm sao Lục giác mùa đông được tạo thành từ những ngôi sao Rigel, Capella (Ngũ Xa), Procyon, Sirius (Ngưu Lang), Castor, Pollux, Aldebaran. Nhóm sao này được nhìn rõ rệt nhất vào mùa đông vì nhóm sao này nằm gọn ở bán cầu bắc :3

   Stellarknight Triverr - Tam giác mùa đông

   Như vậy, có tam giác mùa hè thì ắt hẳn phải có tam giác mùa đông :3 và nhóm sao này là tên bắt nguồn của monster xyz Stellarknight Triverr. Cùng chia sẻ 2 đỉnh với lục giác mùa đông Sirius, Procyon  và đỉnh thứ 3 là Betelgeuse. Đây là 3 ngôi sao sáng nhất khi được nhìn từ trái đất nên các nhà thiên văn học thường dùng nhóm sao này để xác định các nhóm sao khác.        

   Tellarknight Ptolemaeus

  Tên của monster "bá đạo" này được lấy từ mô hình địa tâm của vũ trụ của nhà thiên văn học người Hy Lạp Claudius Ptolemaeus. Mô hình này là lý thuyết của thuyết Địa Tâm cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ và hệ mặt trời, mọi hành tình khác đều phải xoay quanh nó. Dĩ nhiên đây là một dĩ thuyết sai hoàn toàn và sau này nhà thiên văn học Galileo Galilei chứng minh điều đó.

Mình tới đây xin hết, cảm ơn các bạn độc giả đã đón đọc :3



Leave a Reply

Subscribe to Posts | Subscribe to Comments

- Powered by Neo Stardust -